Đánh giá Sangkum

Ý kiến đánh giá về phong trào Sangkum vẫn còn bị chia rẽ trong giới học giả, nhà nghiên cứu cũng như chính bản thân vai trò của Sihanouk. Nhiều nhà bình luận, đặc biệt là những người cánh tả hoặc những cá nhân đối lập với Sihanouk, đã mô tả Sangkum về cơ bản là một phong trào bảo thủ luôn tìm cách duy trì quyền lực và ảnh hưởng tại Campuchia trong tình trạng hiện thông qua chủ nghĩa độc đoán.[17] Tuy nhiên, số khác lưu ý rằng nó làm gia tăng sự tham gia ngày càng lớn của tầng lớp bình dân Campuchia trong nền dân chủ, và mô tả nó như một phong trào thực dụng mà thực sự đã tìm cách để mang lại sự phát triển cộng đồng đến Campuchia thông qua "sự chỉ đạo về mặt chuyên môn và lời thuyết phục hòa nhã".[18]

Thế hệ người Campuchia xưa kia đều có tấm lòng hoài cổ ở một mức độ nhất định đối với thời đại Sangkum, đặc biệt là sự ổn định chính trị tương đối trong thập niên 1955 - 1965 so với các giai đoạn sau này. Sau sự hòa giải chính trị năm 1991 và Sihanouk được trở lại ngôi vua dẫn đến việc tái lập Vương quốc Campuchia vào năm 1993. Một số đảng phái chính trị Campuchia đã sử dụng từ "Sangkum" trong tên của họ để liên kết mình với giai đoạn này.